Chuyên gia chỉ ra những động lực tăng trưởng GDP năm 2024

Bức tranh GDP năm 2023 có thể khó đạt được như kỳ vọng nhưng GDP năm 2024 sẽ tăng trưởng tốt hơn và động lực tăng trưởng chính sẽ ở lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, đặc biệt thị trường bất động sản cũng được hồi phục.

Đây là chia sẻ của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng với MarketTimes về tăng trưởng GDP năm 2023 và dự báo GDP năm 2024.

MarketTimes:   Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023 và Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá XV, ông đánh giá như thế nào về mục tiêu này?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Nhìn lại số liệu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của 9 tháng năm 2023 đạt gần 500 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt gần 260 tỷ USD (giảm 2% so với năm trước); nhập khẩu đạt gần 238 tỷ USD (giảm 13,8%).

Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường 11 tháng qua, bình quân mỗi tháng hơn 14.400 doanh nghiệp cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn. Về vấn đề tiền tệ, NHNN vẫn tìm cách giảm lãi suất, FED tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao. Trong khi Mỹ giữ lãi suất cao khiến chênh lệch tỷ giá giữa USD và VND có khoảng cách lớn. Tất cả những điều này khiến kinh tế của Việt Nam từ nay đến cuối năm khó có thể bứt phá, đạt mức tăng trưởng mạnh.

MarketTimes:   Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm sút. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp từ này tới cuối năm?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Như số liệu TCTK công bố cho thấy, tình hình xuất khẩu từ nay đến cuối năm chỉ còn 1 tháng nữa nhưng tôi chưa thấy khả quan, bởi 3 quý trước xuất khẩu giảm.

Mặc dù vừa qua tại báo cáo của TCTK có đánh giá là xuất siêu, nhưng thực chất là xuất siêu ảo. Nếu xuất siêu đúng phải là tăng trưởng về xuất khẩu. Và khi xuất khẩu cao hơn nhập khẩu thì sẽ có xuất siêu. Còn trong trường hợp này xuất khẩu giảm nhưng lại là xuất siêu.

Nhìn lại số liệu thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá 11 tháng đạt 619,17 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 322,5 tỷ USD, giảm 5,9%; nhập khẩu 296,67 tỷ USD, giảm 10,7%; xuất siêu 25,83 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 10,3 tỷ USD).

Điều này có nghĩa là xuất khẩu giảm nhẹ hơn nhập khẩu, nhập khẩu giảm mạnh hơn, nên hai con số trừ nhau nó chênh nhau vẫn có xuất siêu. Xuất siêu trong tăng trưởng âm nên chúng ta gọi là xuất siêu ảo.

Thực tế, xuất khẩu giảm tình hình khó xoay chuyển mạnh mẽ, trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn giữ lãi suất cao, mức tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu từ nay đến cuối năm cao hơn nhưng vẫn không lấy lại được sự trì trệ cả năm.

Việc xuất khẩu sang Mỹ cũng sẽ sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ ở thị trường Mỹ vẫn chưa trở lại như trước dịch, nên về xuất khẩu chúng ta không thể chờ sự bứt phá trong năm 2023. Tuy nhiên, kinh tế thế giới năm 2024 hy vọng khả quan hơn nên xuất khẩu của chúng ta cũng có khả năng khả quan hơn.

MarketTimes:   Cho đến cuối tháng 11 tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống mới ở mức 8,3%, trong khi ngân hàng dư tiền, doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất. Đâu là gốc của vấn đề?